
Người chết có nhớ người sống không? Chết có phải là hết?
Liệu người chết có nhớ người sống không hay chết có phải là hết không sẽ là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng thảo luận ngày hôm nay. Dẫu biết rằng, cõi trần là cõi tạm, nhưng khi nghĩ đến người thân đã mất, kẻ phàm trần vẫn luôn cảm thấp thỏm băn khoăn không biết người chết sẽ đi về đâu?
Chết có phải là hết không?
Thế giới tâm linh vô cùng rộng lớn khiến chúng ta vô cùng tò mò. Đào sâu vào nghiên cứu toàn cầu này, có vẻ như các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác. Vậy chết có phải là hết hay không?
Lý giải theo khoa học
Chết là sự Chấm dứt vĩnh viễn của mọi hoạt động sống như hô hấp, trao đổi chất và sự phân chia các tế bào.
Lý giải theo phật giáo
Phật giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, là một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống.
Người chết có nhớ người sống không?
Chết chưa hẳn là chấm dứt, sau khi chết đi thực chất con người ta vẫn còn linh hồn và thần thức. Vậy những linh hồn đó có nhớ người sống hay không? Chắc chắn là vẫn còn nhớ, các bạn đã nghe truyền thuyết về món canh Mạnh Bà chưa?
Theo như quan niệm Á Đông, những người sống sót đã phải trải qua một hành trình khổ ải. Từ đó quyết định đến việc họ có thể tiếp tục chuyển kiếp hay không. Có thể hóa thành kiếp người trầm luân, hay là lên thẳng thiên đàng, hoặc cũng có thể bị đày xuống địa ngục chịu nhiều hình phạt. Ai trong chúng ta cũng sẽ đi chung một con đường sau khi chết.
Đầu tiên vượt qua cánh cửa địa ngục, đi một quãng đường khá xa đến một dòng sông nhỏ. Tiếp theo sẽ đi đến Cầu Nại Hà. Phái bên kia có tấm bia đá ghi tiền kiếp, kiếp này và kiếp sau của mỗi người. Khi qua cầu, đứng trên bục hương vàng, nhìn lại trần gian lần cuối, sau đó chính thức nhập cõi âm.
Bên cạnh Vọng Hương Đài có một ngôi làng nhỏ tên là Mạnh Bà. Sẽ có một người phụ nữ đứng đó chờ đợi để cho mỗi linh hồn một chén canh Mạnh Bà. Sau khi uống nước canh, mọi thứ ở kiếp này sẽ bị lãng quên. Món canh đó chính là nước mắt của cả cuộc đời họ đã sống.
Ai sống trên đời cũng phải trải qua nhiều hỉ nộ ái ố của nhân sinh. Mạnh Bà thu nhặt từng giọt nước mắt đó và đun thành canh. Khi uống nó, họ quên đi tất cả những đau đớn và hận thù ở cõi trần và bắt đầu luân hồi.
Thế nhưng, không phải ai cũng muốn uống bởi sẽ có những thứ họ không muốn quên. Thay vì uống canh, họ chọn cách nhảy xuống sông Vong Xuyên Hà, chờ đợi một nghìn năm. Vào khoảng thời gian đó, họ sẽ nhìn thấy những người thân yêu của mình đi qua cây cầu. Nhưng họ chỉ có thể nhìn mà không thể nói chuyện với người thân của mình.
Một ngàn năm đã trôi qua, nếu như nỗi nhớ vẫn chưa nguôi ngoai, bạn có thể quay lại thế giới này, tìm lại người mình yêu nhất kiếp trước. Những người ở thế giới bên kia sẽ tạm an nghỉ trước khi đầu thai. Mọi thứ vẫn tiếp diễn, chắc chắn sẽ không có ai ở đó mãi mãi và sớm muộn gì cũng sẽ luân hồi.
Người chết đi về đâu?
Theo kinh Phật, con người ta sau khi chết linh hồn sẽ bắt đầu rời khỏi thể xác. Tuy nhiên, lúc này linh hồn vẫn còn quanh ở nhà và bị rơi vào trạng thái tối tăm mù mịt. Đây là giai đoạn thân Trung Ấm.
Người chết trong thời gian 3 ngày đầu vẫn còn quanh quẩn bên người thân, gia đình của mình. Họ có thể hóa thành con vật nào đó và chạy vào nhà hoặc xuất hiện trong giấc mơ. Cũng chính vì người mất chưa ra đi về miền cực lạc nên ông ta vẫn khuyên con cháu, người thân không được khóc lóc thảm thiết, tránh để vong linh nhìn thấy sẽ buông bỏ không được, linh hồn không siêu thoát.
Sau đó, người mất sau 3 ngày sẽ là lúc Vong hiểu được mình đã không còn trên cõi đời. Linh hồn sẽ di chuyển tới cầu Nại Hà dưới Địa Phủ. Đây chính là cầu duy nhất dẫn linh hồn người mất đi vào Âm Phủ. Tại đây, vị Hành Sai Sứ Giả sẽ đưa Vong đến Đền Yển Túc để ghi tên và ngồi đợi cùng với rất nhiều Vong khác. Khi đợi đến lượt mình, vị Chiếu Nghiệp Sứ Giả sẽ tiến hành tra sổ sách và luận rõ mọi tội lỗi phúc nghiệp mà bạn đã tạo dựng nơi trần gian. Nếu có chỗ nào không rõ hoặc tìm cách chối cãi, Gương chiếu Nghiệp sẽ ngay lập tức soi rõ để Vong thấu về những gì đã làm, đem lại cho nhân gian.
Mỗi Linh hồn cứ 7 ngày sẽ được gọi đến đối chiều 1 lần, có đến 7 lần tất thảy nên tổng cộng sẽ là 49 ngày. Như vậy, linh hồn của người mất sau 49 ngày vẫn chưa được siêu thoát. Chỉ khi nào tội phúc báo ứng đã rõ ràng, Vong mới được xem xét đưa về 6 cõi Lục Đạo gồm Phật, Tiên, Thần, Nhân, Súc Sanh, Ngạ Quỷ.
Theo như quan niệm Phật giáo, người mất sau 100 ngày nếu nghiệp nặng quá nặng sẽ phải trải qua nhiều cửa ngục và bị đày qua các tầng của địa ngục. Còn nếu khi sống làm việc tốt, tích thiện, vong sẽ được thọ sanh về miền cực lạc, chờ đầu thai chuyển kiếp. Thời điểm sau 100 cũng là lúc Vong ra đi mãi mã. Vì vậy, ông bà ta từ xưa đã có tục lệ cúng 100 ngày để tưởng nhớ và tiễn người đã mất.
Biểu hiện của người chết không siêu thoát
Theo triết lý nhà Phật, cái chết chỉ là kết thúc cho một cõi sống tạm bợ, tức là chỉ mất đi thân xác chứ phần linh hồn thì vẫn còn đó. Và 49 ngày sau khi chết là khoảng thời gian đau đớn nhất của đời người. Vong linh người mất bởi vì lưu luyến nên cứ mãi ở bên cạnh người thân.
Họ có thể nhìn thấy, lắng nghe, thậm chí là thấu hiểu được những hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình. Chỉ là âm dương cách biệt, người phàm chúng ta không thể nào có thể nhìn thấy được họ. Điều đó làm cho linh hồn người chết đau khổ, luyến tiếc và khó lòng mà siêu thoát.
Hơn nữa, trong vòng 49 ngày đó, cứ 7 ngày chúng ta lại cúng cho người mất 1 lần. Mỗi dịp như thế này, gia đình sẽ cúng cơm và tụng kinh siêu độ cho vong hồn. Người mất đều có thể nghe thấy và cảm nhận được tất cả mọi chuyện. Chính vì vậy càng làm cho họ nhớ nhung, không muốn rời đi.
Cách người sống giúp người chết siêu thoát
Theo quan niệm Phật giáo, mọi người đều có thể đầu thai ngay sau khi chết hoặc 49 ngày sau đó. Một khi được tái sinh, họ sẽ quên hết quá khứ của mình. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp linh hồn người chết đột ngột hoặc chết oan uổng sẽ không chịu đầu thai. Những linh hồn này vẫn cứ thế lang thang, quanh quẩn bên những người họ yêu thương của họ, thỉnh thoảng báo mộng.
Tuy nhiên, sự sống và cái chết là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nén lại nỗi đau đớn và học cách chấp nhận chúng mà thôi. Những người rời bỏ thế giới này, họ sẽ mãi vấn vương, nhớ nhung người sống nếu như chưa được đầu thai chuyển kiếp.
Do đó, khi có người thân qua đời, gia đình cần cầu nguyện, tạo phước để linh hồn người mất được an ủi, được siêu thoát và tái sinh càng sớm càng tốt. Hãy để cho người chết được yên nghỉ, thanh thản, để họ hóa kiếp thành một kiếp sống khác tốt đẹp hơn.
Với những chia sẻ chi tiết ở bài viết trên, chúng tôi mong rằng thắc mắc người chết có nhớ người sống không đã không còn thực sự quan trọng nữa. Với niềm tin cho một kiếp mới, sau khi về cõi âm, họ sẽ uống một chén canh Mạnh Bà để có thể quên đi quá khứ và nhanh chóng được siêu thoát về nơi khác. Việc níu kéo và mong muốn người thân đã khuất luôn nhớ đến mình thực sự là điều không tốt.