
Top 10 thông tin và đặc điểm của chim cu gáy Tây Ninh
Chim cu gáy thuộc về họ bồ câu, có tên khoa học là Step- topelia Chinensis, sống hoang dã ở phía Nam của Trung Quốc và những nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam chim cu gáy sống ven rừng, những vùng đồng bằng từ Bắc đến Nam, thức ăn chủ yếu chính là các hạt thực vật: Lúa, ngô, kê, đậu, hạt cỏ dại. Và chim cu gáy Tây Ninh rất nổi tiếng, hãy cùng tìm hiểu về loài này nhé.
Top 10 thông tin và đặc điểm của chim cu gáy Tây Ninh
Đặc điểm của chim cu gáy Tây Ninh
Nhìn bề ngoài cu gáy Tây Ninh rất hiền lành, phúc hậu; đầu nhỏ, mỏ dài, chân son cườm biếc, nhất là có bộ mã nâu như là bậc tu hành. Chim cu gáy có tốc độ bay cực kỳ nhanh nhờ có một ngoại hình thon thả, ngực nở, đôi sải cánh dài vắt chéo dưới lưng, một đôi mắt chim nhỏ như hai hạt đỗ hơi ướt, mi mắt dày, như vậy thỉ mới chịu được gió khi bay cao.
Nghề chơi cu gáy Tây Ninh rất công phu, có người chơi do lòng say mê thực sự, có người hám lợi thì lấy chơi chim làm chơi ăn thật và cũng có những người trưởng giả để học làm sang. Thấy người ta nuôi thì mình cũng mua về vài con để treo đầy nhà, ít ai biết được những bí mật về cuộc đời riêng tư của vợ chồng cu gáy.
Chim cu gáy là một giống chim có tuổi thọ cao, đặc biệt có con sống được tới 70-80 năm và có thể nói sống lâu hơn là tuổi người chủ nuôi nó. Nuôi chim từ đời cha cho đến đời con là chuyện không có gì quá ngạc nhiên.
Quý nhất ở chim cu gáy chính là tính chiến đấu và một lòng chung thủy. Bởi vì, chim hoang dã chỉ sống có một vợ một chồng, định cư ở trong một khu đất nhất định, thích làm tổ ở các cây nhãn hoặc bụi tre rậm rạp. Mỗi lứa đẻ hai trứng, sau 13 đến 14 ngày thì nở. Nếu chẳng may con trống bị đánh bẫy hoặc ốm mà chết thì con mái nuôi con một mình, nhất định là không đi với con trống khác cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Nếu con mái chết thì con trống cũng cam phận cô đơn. Nhiều khi tình huống này ta sẽ dễ phân biệt vì nó sẽ đậu ở những cây cao chót vót, cất tiếng hót để nhớ lại các ngày hạnh phúc lứa đôi, gáy hàng giờ không ngớt. Nghe những khúc tấu lên các tiếng khoan, tiếng nhặt da diết bồi hồi đến não lòng sâu thẳm tận con tim và vì thế mà người chơi chim thường gọi là “Nghĩa điểu”.
Cái đáng quý thứ hai chính là tính chiến đấu, hiền lành là vậy, một khi cần phải bảo vệ hạnh phúc lứa đôi và lãnh thổ của mình thì chiến đấu rất dũng mãnh. Cái cao thượng của nó đó là chỉ đánh nhau với kẻ mạnh hay ngang sức ngang tài, còn kẻ yếu hơn thì không chấp, ”Lễ tiên binh hậu” chính là thế đó. Vì thế chăm sóc cu gáy thì phải kỳ công, phải đãi thóc loại hạt lép, loại bỏ bụi bẩn tránh bệnh đau mắt.
Ngoài thiên nhiên, cu gáy Tây Ninh sống không mấy khi được yên thân. Chúng chỉ kiếm ăn trong vùng lãnh thổ của mình, tuy cặm cụi tần tảo kiếm mồi bằng những hạt rơi hạt rụng dưới đất, nhưng mắt vẫn láo liên để ý xem có con chim lạ nào đó đến xâm lấn lãnh địa không. Thỉnh thoảng chúng lại bay lên các cây cao hoặc núp mình trong các lùm bụi để quan sát… Miệng nó thì không lanh chanh như loài chim sâu, như Kéc, Quạ… mà chỉ là khi cảm thấy được sống yên tĩnh nhất mới cất tiếng gáy một hồi rồi ngưng.
Cu gáy Tây Ninh thì thường gáy nhiều vào lúc gần trưa, khoảng chín mười giờ sáng và những lúc giữa trưa. Một số ít con thì gáy vào lúc chiều, và hiếm khi được nghe chúng gáy vào lúc trăng sáng. Trái lại, một khi nuôi nhốt trong lồng, nếu được chăm sóc chu đáo, nó có thể gáy suốt ngày, kể cả khi lúc đầu hôm, khi có ánh đèn hoặc ngoài trời trăng sáng. Người ta thích nuôi Cu Gáy cũng chính là do bản tính siêng gáy này của chúng…
Cách chăm sóc nuôi dưỡng chim cu gáy Tây Ninh
Nên bắt đầu nuôi chim cu gáy từ lúc bé và khi nó còn chưa biết bay hay còn lông tơ hoặc chỉ mới mọc một chút lông ống. Vì khi như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi chăm sóc và huấn luyện chim.
Một lưu ý nhỏ chính là lúc cho ăn, hãy để con chim cu đậu trên mu bàn tay hoặc cánh tay của mình, tránh để vào lòng bàn tay, nếu không muốn chân chim bị nhiễm các chất thải độc từ mồ hôi của bạn.
Chuồng để nuôi chim cu gáy Tây Ninh chính là loại lồng làm bằng gỗ hoặc chuồng bằng lưới sắt vây thành các ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi. Bên trong thì dùng rơm rạ để tạo thành ổ. Nếu nuôi chim trong lồng,thì cần treo lồng chim trên chỗ cao, tránh những sự tiếp xúc của chó mèo, chuột và treo ở nơi ít người qua lại, có ánh sáng thoáng mát.
Cũng phải lưu ý về các cách chăm sóc chim cu theo mùa: thêm nước điện giải, tắm hai ngày 1 lần vào mùa nóng; uống thêm nước muối vào các mùa đông. Ngoài ra, chim cu cũng cần phải được nhận ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Kết luận
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể biết một số tập tính và cách chăm sóc chim cu gáy Tây Ninh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định nuôi cu gáy Tây Ninh.