
Những Giai Đoạn Đáng Nhớ Trong Lịch Sử Đạo Cao Đài Tây Ninh
Đạo Cao Đài, hay được biết đến là một tôn giáo độc thần, Đạo Trời. Tên gọi của tôn giáo có nghĩa là ” nơi trên cao”, tức là ý chỉ Thượng đế đang ngự trị ở trên trời cao. Những người theo đạo này sẽ thờ Thượng đế, bởi họ tin rằng Thượng đế thống trị và soi đường chỉ dẫn cho muôn loài. Vậy, hôm nay hãy cùng tìm hiểu về những mốc thời gian trong Lịch sử Đạo Cao Đài Tây Ninh để hiểu rõ hơn về tôn giáo này nhé.
Những Mốc Thời Gian Trong Lịch Sử Đạo Cao Đài Tây Ninh
Nguồn gốc
Được thành lập vào thế kỉ XX ở miền Nam đất nước ta, tên gọi đầy đủ của Đạo Cao Đài là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tá. Tôn giáo này thờ trước là Thượng đế trên cao, sau là các nhân vật góp công lớn cho đất nước. Về cơ bản, tôn giáo gộp chung hầu hết các đặc điểm của tôn giáo khác như lương thiện, không sát sinh, cầu nguyện và thờ cúng tổ tiên, ăn chay niệm Phật mỗi dịp lễ.
3 thời kỳ quan trọng của Đạo Cao Đài
Nhất kỳ Phổ Độ là thời kỳ đầu tiên, được tin rằng đây là thời điểm mà Thượng đế phái các đệ tử đầu tiên của mình xuống trần gian truyền lại đạo cho dân và từ đó hình thành các tôn giáo lớn bây giờ.
Nhị kỳ Phổ Độ là thời điểm chấn hưng của tôn giáo, bởi người ta tin rằng sau một thời gian truyền đạt, các nguyên lý đạo đã không còn đi đúng hướng, vì vậy mà Thượng đế lại một lần nữa phái các đệ tử xuống truyền đạt lại đạo, từ đó giúp cho tôn giáo phát triển mạnh mẽ và vượt qua mọi rào cản.
Tam kỳ Phổ Độ là thời điểm cuối cùng, khi mà tất cả tôn giáo đã được Thượng đế hợp nhất và trực tiếp cai quản cũng như giảng dạy, chính vì vậy mà Đạo Cao Đài còn có tên khác là Đạo Thầy, ám chỉ Thượng đế đã chỉ dẫn và quản lý bọn họ.
Thăng trầm của Đạo
Sự phát triển nhanh chóng khiến Đạo Cao Đài lập tức trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn, đồng thời người lãnh đạo Đạo Cao Đài lại thường là người có tri thức, có địa vị, bởi vậy mà tôn giáo này trở thành cái gai trong mắt những kẻ nắm quyền xã hội.
Do sự lôi kéo và dụ dỗ của thực dân Pháp, Đạo dần mất đi ảnh hưởng và bị chiếm đóng, phá hủy nhiều thánh thất quan trọng. Các tín đồ Cao Đài không từ bỏ, đứng lên tụ họp và chống lại thực dân Pháp, xây căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh, điều này khiến một cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra giữa Đạo Cao Đài và quân Việt Minh quá khích.
Sau năm 1954, Đạo Cao Đài tuyên bố giải thể. Tuy nhiên, khi ban hành chính sách mở cửa, Đạo Cao Đài một lần nữa phát triển, trở thành tôn giáo phát triển và có nhiều tín đồ quan trọng nhất trong và cả ngoài nướcA
Những Điều Lệ Cần Biết Của Đạo Cao Đài
- Ngũ Giới Cấm: không sát sinh, không trộm cắp lừa gạt, không ham mê tà dâm, không uống rượu quá độ, không nói dối và không thất tín.
- Tứ Đại Điều Quy: tuân theo lời chỉ dạy của bề trên, biết lấy lễ hòa người, không khoe tài tỏ cao ngạo, phải tiền bạc phân minh không lẫn lộn, không trước nói một đằng sau làm một nẻo.
- Những người Hạ thừa cần tu tại gia, tuân theo Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Quy, Thế luật của Đạo, ăn chay lục hoặc thập trai.
- Những người Trung thừa cũng tuân thủ như Hạ thừa nhưng có thể vừa có gia đình vừa tu học và chỉ cần ăn chay 15 ngày trở nên là được.
- Những người Thượng thừa là những người hiến thân trọn đời cho đạo, cắt bỏ mọi ái tình và ly thân, ăn chay trường và chuyên tâm vào luyện đạo, tu hành.
- Một số ngày lễ cơ bản cần nhớ của Đạo Cao Đài: lễ vía Đức Chí Tôn- 9/ 1 âm lịch hằng năm, lễ vía Diêu Trì Kim Mẫu – 15/8 âm lịch, lễ kỷ niệm khai đạo – 15/10 âm lịch,… và các khóa lễ vào các giờ như Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
Về Cách Bài Trí Bàn Thờ Đạo Cao Đài:
- Làm bằng gỗ và lập thành 2 tầng. Trên bàn thờ phải bày 9 món và xếp 3 hàng ngang: Thánh Tượng Thiên Nhãn ở hàng đầu tiên- Đèn Thái cực, Trái cây, Bông ở hàng thứ 2 – Nước trà, 3 ly rượu, nước trắng ở hàng thứ 3- 2 cây đèn và lư hương ở hàng thứ 4.
Trên đây là những mốc thời gian trong lịch sử Đạo Cao Đài Tây Ninh. Chúc các bạn có thêm hiểu biết và rõ hơn về tôn giáo lâu đời này nhé!